Khi nào bảo vệ được dùng súng hỗ trợ?
hông khó để các bạn bắt gặp những nhân viên bảo vệ mang theo súng trong khi làm nhiệm vụ tại ngân hàng, sự kiện hoặc áp tải tiền. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc khi nào bảo vệ được dùng súng hỗ trợ đúng không? Hãy cùng An ninh 24HVN đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau nhé.
Contents
Quy định sử dụng súng đối với công ty bảo vệ?
Bộ Công an đã ra thông tư quyết định về trang bị vũ khí cũng như vật liệu nổ, quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với nhân viên bảo vệ. Theo khoản 11 điều 3 của Luật quản lý và sử dụng vũ khí và vật liệu nổ năm 2017 đã được sửa đổi, bổ sung trong năm 2019 thì những công cụ này được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế và ngăn chặn những người có hành vi vi phạm pháp luật có ý định chống trả, trốn chạy. Đồng thời bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Trong quy định này có nêu ra khi nào bảo vệ được dùng súng hỗ trợ, cụ thể như lúc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nhà nước, công trình quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, ngân hàng, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vàng,…
Vật dụng được phép sử dụng
Các loại vũ khí, công cụ được phép sử dụng là súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, súng hơi cay, các loại bình xịt hơi, dùi cui điện, dùi cui kim loại, cao su, găng tay bắt giao, áo giáp,…
Đối tượng được sử dụng
Theo điều 7 luật quản lý sử dụng vũ khí và vật liệu nổ thì đối tượng được giao sử dụng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất tốt, đủ sức khỏe và đáp ứng được công việc được giao.
Người được cấp phép sử dụng súng phải có trách nhiệm dùng đúng mục đích, đúng quy định đã đề ra. Khi tham gia hỗ trợ phải mang theo giấy phép sử dụng, bảo quản đúng quy trình và bàn giao cho người có trách nhiệm quản lý. Ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ cần bàn giao lại.
Theo điều 55 luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ là đối tượng được phép trang bị súng.
Để đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào thì những doanh nghiệp được trang bị súng cần có sổ sách để theo dõi và sau khi sử dụng cần được ký xác nhận để bàn giao lại kho bảo dưỡng. Tránh tình trạng cấp phép sử dụng lung tung không có xác nhận từ trưởng ban bảo vệ.
Sử dụng súng để hỗ trợ đúng nơi đúng chỗ
Nhân viên bảo vệ cần biết phạm vi sử dụng công cụ hỗ trợ để tránh vi phạm pháp luật. Theo như quy định tại điều 61 luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, người được phó thác sử dụng súng không cần chịu trách nhiệm về thiệt hại khi sử dụng công cụ theo đúng theo quy định pháp luật.
Người làm nhiệm vụ bảo vệ chỉ được sử dụng súng trong trường hợp liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ. Nếu như sử dụng ngoài phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thì tính chất mức độ xử lý sẽ theo quy định của pháp luật.
Cụ thể việc các tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển các loại vũ khí nếu không đăng ký từ trước.
Ngoài ra, nếu việc sử dụng súng để đe dọa tính mạng và làm người bị đe dọa lo sợ thì việc này cũng sẽ bị khép vào tội đe dọa giết người.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn biết được khi nào bảo vệ được dùng súng hỗ trợ và những loại vũ khí, vật liệu cháy nổ khác mà bảo vệ được sử dụng là gì? Tuy nhiên, việc sử dụng súng trong quá trình làm nhiệm vụ cần hết sức thận trọng, tránh tình trạng lạm dụng và gây ra những điều không đáng có.